Kết quả tìm kiếm cho "Liên đoàn Hợp tác xã lúa gạo vùng ĐBSCL"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 307
Với diện tích sản xuất nông nghiệp thuộc "tốp đầu" ĐBSCL, An Giang sở hữu tiềm năng lớn trong liên kết tiêu thụ, chế biến nông sản. Ngành nông nghiệp An Giang đang nỗ lực đề xuất, thực hiện các giải pháp nhằm khai thác hiệu quả lợi thế của tỉnh.
Nhằm xây dựng, chuẩn hóa quy trình canh tác lúa gạo tại địa phương, UBND tỉnh đã ban hành Chương trình canh tác phục vụ Đề án “Xây dựng và phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030” làm cơ sở triển khai trong thời gian tới.
Nông nghiệp được tiếp tục xác định là nền tảng, là bệ đỡ của ngành kinh tế tỉnh. Thời gian qua, tỉnh tập trung chỉ đạo, điều hành, đưa nền sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh tăng trưởng ổn định về sản lượng và chất lượng. Kinh tế nông thôn phát triển, gắn với mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.
Là địa phương có sản lượng lúa gạo thuộc top đầu khu vực ĐBSCL, An Giang đang nỗ lực nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, hướng tới mục tiêu xuất khẩu đến các thị trường khó tính.
Năm 2025, ngành nông nghiệp An Giang sẽ tăng cường kết nối với doanh nghiệp (DN) thực hiện chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại địa phương. Đồng thời, đẩy mạnh vận động nông dân ứng dụng khoa học - kỹ thuật, hướng đến sản xuất lúa chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
An Giang từ lâu được biết đến là một trong những vựa lúa lớn nhất cả nước. Với lợi thế điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, nông nghiệp luôn đóng vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từng bước hiện thực hóa khát vọng làm giàu của nông dân.
Năm 2025, nền nông nghiệp của An Giang sẽ được phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, tăng trưởng hợp lý, sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở tái cơ cấu ngành. Đồng thời, đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, nâng hàm lượng chất xám và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp; nâng giá trị canh tác và thu nhập của nông dân.
Ngày 22/1, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang Trần Thanh Hiệp cùng đoàn công tác đến làm việc với các doanh nghiệp “đầu tàu” trong ngành lúa gạo, gồm: Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, Công ty Cổ phần Nhà máy gạo Hanh Phúc (thuộc Tập đoàn Tân Long), Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) và Công ty TNHH Ricegrowers Việt Nam.
Trước tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng phức tạp, nhiều nông dân đã và đang ứng dụng nhiều giải pháp tổ chức sản xuất, lựa chọn các giống lúa mới có năng suất, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, thích ứng với điều kiện thời tiết... nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.
Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” (Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao) tại huyện Thoại Sơn đã và đang triển khai, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân.
Chiều nay, 3/1, Hội đồng vùng ĐBSCL tổ chức hội nghị lần thứ 5 dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng.
Nguồn tài nguyên bản địa vừa là lợi thế tự nhiên vừa là di sản văn hóa và tiềm năng kinh tế độc đáo của mỗi vùng đất. Tại ĐBSCL, tài nguyên bản địa không chỉ là những sản phẩm nông nghiệp, như: Lúa gạo, trái cây, thủy sản, còn bao gồm hệ sinh thái đặc trưng, tri thức truyền thống và văn hóa bản địa phong phú. Phát triển tài nguyên bản địa và kinh tế địa phương qua liên kết vùng trong bối cảnh cạnh tranh mới là chủ đề khá nóng để gia tăng giá trị kinh tế vùng.